Điểm sàn theo phương thức xét theo kết quả đánh giá tư duy (của ĐH Bách khoa Hà Nội) của Trường ĐH Giao thông vận tải năm 2024 như sau:
Nhà trường lưu ý từ ngày 18/7 đến trước 17h ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống của Bộ GD-ĐT (kể cả các thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào các ngành của Trường ĐH Giao thông vận tải theo các phương thức xét tuyển sớm: xét tuyển học bạ, xét tuyển kết hợp, xét theo đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM).
Từ ngày 22/7 đến 17h ngày 30/8, thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển 3 chương trình liên kết quốc tế sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường ĐH Giao thông vận tải (Khoa Đào tạo quốc tế, Phòng 303 - nhà B3). Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển về điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ tham gia vòng phỏng vấn, kiểm tra trình độ tiếng Anh theo lịch của nhà trường.
Năm 2024, Trường ĐH Giao thông vận tải tuyển sinh tổng 6.000 chỉ tiêu các chương trình đại trà và chất lượng cao (trong đó, tại cơ sở chính ở Hà Nội là 4.500 chỉ tiêu, tại Phân hiệu TP.HCM là 1.500). Chỉ tiêu tuyển sinh các chương trình liên kết quốc tế là 90.
Như vậy, nếu so với năm ngoái, năm nay Trường ĐH Giao thông vận tải tăng 200 chỉ tiêu và số tăng ở cơ sở chính tại Hà Nội.
Thầy Huy kể, bản thân mới về trường được 2 năm rưỡi. Sinh năm 1998, tốt nghiệp sư phạm ra trường, thầy Huy về công tác và bắt đầu sự nghiệp “cầm phấn” của mình luôn tại Trường THCS và THPT Khánh An. Lớp 12C1 chỉ mới là lứa học trò lớp 12 thứ hai mà thầy dạy trong sự nghiệp của mình.
“Vì vậy, tôi dành tình cảm cho các em rất nhiều. Trong suốt hành trình, lớp này cũng học rất chăm, đáng yêu, cũng có lúc nghịch ngợm nhưng đa phần chỉ vì muốn tạo không khí vui vẻ, không bao giờ làm tôi phải buồn lòng”, thầy Huy chia sẻ.
Thầy giáo cho hay, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, các học trò cũng nhắn tin, phản hồi về với mình về khả năng làm bài. “Các em thông tin đều làm được bài, hoàn thành tốt bài thi nên tôi cũng cảm thấy rất vui và nhẹ nhõm. Tuy nhiên, tôi cũng nói với các em rằng, dù kết quả thi ra sao, thầy cũng ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các em”.
Ths. Nguyễn Thanh Tùng bộc bạch, những buổi đầu đứng lớp, không khỏi cảm xúc lo lắng và gặp khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức đến sinh viên sao cho dễ hiểu, thu hút. Tuy nhiên, lòng nhiệt thành với nghề “trồng người” đã thôi thúc để anh vượt qua trở ngại ban đầu, thêm tự tin và tìm kiếm những phương pháp giảng dạy hiệu quả.
“Mình thay đổi phương pháp giảng dạy liên tục, từ cách trình bày bài giảng đến kết hợp giảng dạy lý thuyết với các tình huống thực tế, để tạo hứng thú và giúp sinh viên vừa hiểu sâu lý thuyết, vừa có thể ứng dụng vào thực tế”, Ths. Nguyễn Thanh Tùng nói.
Ths. Nguyễn Thanh Tùng khẳng định, anh luôn tâm niệm vai trò của giảng viên không chỉ gói gọn ở chỗ truyền đạt kiến thức, mà còn là người dẫn dắt và tạo động lực để sinh viên đi đúng hướng trên hành trình phát triển bản thân. Đồng thời, người thầy cần nêu gương trong học tập suốt đời và mở rộng hiểu biết để vừa vững vàng về chuyên môn, vừa giữ được sự tận tụy với nghề.
Giữa bối cảnh số hóa và đổi mới giáo dục, thầy Thanh Tùng hiểu hơn hết vai trò tiên phong của một giảng viên lĩnh vực Công nghệ - Kỹ thuật trong việc cập nhật các thành tựu khoa học công nghệ vào bài giảng.
“Mình luôn đặt vấn đề về các giải thuật, công nghệ đang được sử dụng trong các hệ thống hiện đại và thực hành demo ngay tại lớp để các bạn phát triển kỹ năng cần thiết và mở ra khả năng tự học, tự nghiên cứu”, thầy Thanh Tùng cho hay.
Đam mê góp sức cho nghiên cứu khoa học
Cùng với công tác giảng dạy, Ths. Nguyễn Thanh Tùng còn là một gương mặt nhà nghiên cứu trẻ nổi bật của HUTECH. Anh là thành viên nhóm nghiên cứu mạnh về Trí tuệ nhân tạo và Khai thác dữ liệu; tham gia một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường và một đề tài cấp Nhà nước; đã công bố 8 bài báo khoa học thuộc danh mục SCIE, trong đó gồm 5 bài Q1, 2 bài Q2 và 1 bài Q4.
Thầy Tùng cho biết, chỉ mới bắt đầu tiếp xúc với nghiên cứu cơ bản khi theo học trình độ Thạc sĩ, từng chưa thực sự tự tin về khả năng của mình và bỡ ngỡ khi phải tiếp thu một lượng kiến thức lớn trong thời gian giới hạn. Nhưng bằng sự bền bỉ theo đuổi đến cùng, cộng hưởng với sự động viên về chuyên môn và tinh thần của thầy cô đồng nghiệp trong Khoa, đặc biệt là PGS.TS. Võ Đình Bảy - Trưởng khoa, anh ngày càng có thêm động lực tìm hiểu sâu và hoàn thiện các công trình nghiên cứu.
Chính từ trải nghiệm cá nhân khi tham gia nghiên cứu khoa học, Ths. Thanh Tùng nhận thấy cần thiết khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu ở sinh viên để các bạn ứng dụng kiến thức hàn lâm vào giải quyết các vấn đề thực tế, mở ra những bước tiến mới trong quá trình tích lũy kiến thức.
Với tầm nhìn đó, cùng vai trò là giảng viên chuyên trách mảng nghiên cứu khoa học ở khoa, thầy cùng các giảng viên khác tích cực tìm kiếm, đào tạo chuyên sâu những sinh viên tham gia và đạt giải tại các cuộc thi học thuật các cấp, thậm chí công bố trên những tạp chí khoa học quốc tế.
Ngọc Minh
" alt=""/>Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM nỗ lực ‘truyền lửa’ đam mê nghiên cứu công nghệ